Tầm quan trọng của nghệ thuật tự quản trị và cách thức thực hành

Nghệ thuật tự quản trị là khái niệm không còn quá xa lạ đối với những người thành công. Đây được xem là một trong những yếu tố quyết định đến giá trị, hiệu quả công việc mà bạn có thể đạt được. Để hiểu hơn về khái niệm này, bạn hãy tham khảo thêm các kiến thức “xương máu” trong bài viết dưới đây. 

Tầm quan trọng của nghệ thuật tự quản trị 

Nhắc đến khái niệm nghệ thuật quản trị, người ta sẽ nghĩ ngay đến tính linh hoạt, mềm dẻo trong việc thực hiện các phương thức, công cụ, nguyên tắc để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Nó được xác định thông qua sự đo lường tính hiệu quả về mặt kinh tế. 

Còn nghệ thuật tự quản trị được hiểu một cách đơn giản là nghệ thuật tự quản trị mình. Nhiều người khi nghe đến khái niệm này thường tự đặt ra thắc mắc là tạo sao phải tự quản trị chính mình, việc làm này mang lại ý nghĩa gì. Thực tế chứng minh rằng, nếu bạn muốn làm chủ mọi tình huống, mọi công việc thì điều đầu tiên cần làm được đó là làm chủ chính bản thân mình.

nghệ thuật tự quản trị

Tự quản trị là nghệ thuật tự quản lý, quản trị chính bản thân mình 

Có một nhà triết gia từng nói rằng, chiến thắng bản thân chính là chiến thắng oanh liệt nhất. Vì vậy, khi bạn đã làm chủ, đã tự quản trị được chính mình thì mọi việc dù có khó khăn đến đâu cũng có thể hoàn thành một cách xuất sắc. Bạn cần duy trì nghệ thuật này thường xuyên bởi “gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách và gieo tính cách thì gặt số phận”. 

Cách thực hiện nghệ thuật tự quản trị 

Tự quản trị được xem là một nghệ thuật bởi nó được thực hiện dựa trên sự chủ động của con người là chủ yếu. Nhiều người do không nắm được nghệ thuật tự quản trị nên thường xuyên gặp thất bại, dễ nhụt chí… Vì vậy, bạn hãy “bỏ túi” ngay các cách thực hiện dạng nghệ thuật này như sau: 

Xây dựng thói quen dám chịu trách nhiệm

Thói quen đầu tiên mà bạn cần xây dựng để tự quản trị thành công đó chính là dám chịu trách nhiệm. Điều này có nghĩa là trong những vấn đề, những công việc mà bạn có trách nhiệm phải thực hiện thì bạn phải “toàn tâm toàn ý” với nó. Và nếu thất bại hoặc không hoàn thành như mong đợi thì bạn cần phải tự đứng ra chịu trách nhiệm trước tiên về mình.

Nhiều người thường có thói quen đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh khi không hoàn thành công việc, nhiệm vụ đề ra. Lâu dần, thói quen này hình thành nên đức tính ích kỷ, thích đổ lỗi, không muốn làm việc… Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn thất bại trong việc tự quản trị chính bản thân mình. 

nghệ thuật tự quản trị

Hãy biết chịu trách nhiệm với những điều mà mình làm 

Có suy nghĩ chín chắn 

“Ai rồi cũng trưởng thành” có lẽ là câu nói mà bản thân mỗi chúng ta được nghe nhiều nhất. Tuy nhiên, sự trưởng thành này không quyết định ở độ tuổi hay thời gian sống mà nó được quyết định bởi kinh nghiệm sống. Và người có suy nghĩ chín chắn, trưởng thành tức là người biết cách nắm được nghệ thuật tự quản trị chính mình. 

Và để bản thân trở nên chín chắn hơn cả về suy nghĩ và hành động thì việc học hỏi, tích lũy kinh nghiệm sống đóng vai trò hết sức quan trọng. Ví dụ, khi bạn được cấp trên giao cho một công việc, thay vì chỉ ngồi ở văn phòng tham khảo sách báo, Internet thì bạn có thể đi ra ngoài, tiếp xúc với nhiều mối quan hệ, môi trường cụ thể để nâng cao thêm kiến thức thực tiễn cho bản thân. Chắc chắn, điều này sẽ giúp cho bạn đạt được hiệu quả công việc tốt hơn. 

Ưu tiên việc quan trọng lên trước 

Trong quá trình làm việc, chắc chắn sẽ có việc lớn và việc bé và người biết cách tự quản trị sẽ biết đặt việc quan trọng lên hàng đầu. Bạn cần xác định được việc nào cần hoàn thành trước và việc nào có thể hoàn thành sau, từ đó xây dựng một kế hoạch thực hiện cụ thể.

Trong quá trình lên kế hoạch, bạn cũng cần xây dựng những kế hoạch con mang tính dự trù, bởi có thể những việc ngoài lề cần được thực hiện bên cạnh công việc mang tính ưu tiên. 

nghệ thuật tự quản trị

Những việc quan trọng bạn nên ưu tiên thực hiện trước

Tự đánh giá bản thân 

Tự đánh giá bản thân là một trong những yếu tố quan trọng của nghệ thuật tự quản trị. Nó giúp bạn tự nhìn nhận, kiểm điểm và thấu hiểu bản thân hơn. Bạn có thể tự thực hiện việc đánh giá này thông qua các kế hoạch cụ thể, có thể theo tuần hoặc theo tháng. 

Hãy thực hiện việc đánh giá bản thân một cách minh bạch, khách quan. Nếu bản thân có lỗi lầm, hãy tự nhìn nhận và kiểm điểm một cách nghiêm khắc. . 

Qua bài viết chia sẻ ở trên, chắc chắn bạn đã nắm được các nghệ thuật tự quản trị để phát triển bản thân tốt hơn. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ là bước đệm để bạn gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống và công việc. 

Chia sẻ ý kiến của bạn

Mới hơn Cũ hơn