Nói đến thương hiệu có lẽ bạn đã nghe đến "Giá trị của thương hiệu" đi kèm, nghĩa là thương hiệu đó được định giá bao nhiêu tiền. Thế nhưng đây có thật là cách hiểu đúng và đầy đủ? Thật sự Giá trị thương hiệu là gì mà doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm và tìm cách nâng cao hơn mỗi ngày? Cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Khái niệm Giá trị thương hiệu là gì?
Giá trị thương hiệu là gì?
Lấy ví dụ từ thương hiệu Starbucks nhé! Nhắc đến Starbucks, người ta biết ngay đây là một chuỗi cửa hàng cafe và có mặt ở đầy hết các quốc gia trên toàn thế giới. Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển mạng lưới chuỗi cửa hàng cafe của mình, Starbucks đã tập trung đem thật nhiều giá trị cho khách hàng như dịch vụ phục vụ tại quán, sản phẩm mới, wifi, cải tiến không gian, chế độ phục vụ đặc biệt, âm nhạc...
Chẳng mấy chốc người ta biết đến Starbucks như nơi chốn thứ ba - chỉ sau công ty và gia đình của họ. Cuối cùng đến năm 2018, thương hiệu Starbucks đã được trả giá một con số rất rất đắt đỏ - khoảng 44 503 triệu Đô la Mỹ , khiến starbucks trở thành một trong 10 thương hiệu có giá trị nhất hành tinh.
Giá trị về mặt thương hiệu của Starbucks
Cho đến nay, các chuỗi cửa hàng của Starbucks vẫn được duy trì và phát triển với mỗi cửa hàng như một câu lạc bộ thu nhỏ với tính cá nhân hóa cao, vừa tạo không gian thoải mái riêng tư với từng sản phẩm trong cửa hàng cho khách hàng vừa giúp doanh nghiệp kinh doan hiệu quả, nâng tầm thương hiệu và khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Như vậy ta có thể rút ra được khái niệm đơn giản của giá trị thương hiệu - Brand Value đó là giá trị mà khách hàng nhận được sau khi đã chi trả một khoản chi phí nào đó khi mua thương hiệu/sản phẩm của thương hiệu, và giá trị mà khách hàng nhận lại có ý nghĩa về mặt tài chính, ví dụ như dịch vụ phục vụ của doanh nghiệp, tính năng, công dụng của sản phẩm đem lại, không gian...
Giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì?
Giá trị cốt lõi của thương hiệusữa TH True Milk
Thương hiệu nào cũng có giá trị riêng, trong đó giá trị mang tính đặc trưng nhất, độc đáo khác biệt nhất của doanh nghiệp với các thương hiệu khác trên thị trường chính là giá trị cốt lõi của thương hiệu. Nghĩa là giá trị mà tất cả các hoạt động, từ kinh doanh, sản xuất, tiếp thị bán hàng, cho đến kết hợp làm việc với các đối tác,... đều phải lấy giá trị cốt lõi làm mục tiêu hướng đến.
Cùng lấy thương hiệu TH True Milk làm ví dụ nhé. TH True Milk là một thương hiệu sữa rất nổi tiếng tại Việt Nam. TH True Milk đem lại rất nhiều giá trị nhận thức thương hiệu cho thị trường, tuy nhiên giá trị cốt lõi của thương hiệu này chính là 5 giá trị sau:
- Sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng
- Sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên
- Sản phẩm tươi ngon, bổ dưỡng
- Sản phẩm thân thiện với môi trường
- Tư duy vượt trội và hài hòa lợi ích
Từ những giá trị cốt lõi trên, tất cả các hoạt động từ khâu xây dựng sản phẩm, sản xuất các loại sữa, kế hoạch, chiến lược phát triển mở rộng thị trường, tiếp thị sản phẩm... đều xoay quanh những giá trị này, cuối cùng tạo nên thương hiệu TH True Milk nổi tiếng.
Còn đối với thương hiệu sữa Mộc Châu - một đối thủ nặng ký của TH True Milk, giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp này hướng đến đó là:
- Chất lượng tốt nhất
- Dịch vụ chuyên nghiệp
- Thương hiệu uy tín
- Đối tác tin cậy
- Thân thiện môi trường.
Cũng giống như TH True Milk, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp sẽ đều hướng đén 5 giá trị cốt lõi trên, từ đó xây dựng và phát triển một hãng sữa Mộc Châu nổi tiếng.
Sự khác nhau giữa giá trị và tài sản thương hiệu
Sự khác nhau giữa giá trị về mặt thương hiệu và tài sản thương hiệu
Giá trị về thương hiệu là giá trị có ý nghĩa về tài chính mà khách hàng bỏ tiền ra để sở hữu, vậy chúng có phải là tài sản thương hiệu không vì chúng đều liên quan đế tài chính cả mà. Đừng hiểu nhầm nhé, giá trị về mặt thương hiệu và tài sản thương hiệu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau đấy.
Giá trị thương hiệu
Như đã nói, giá trị về thương hiệu là giá trị có ý nghĩa về tài chính mà thương hiệu đó có. Nghĩa là để có thể xác định được giá trị về thương hiệu của doanh nghiệp, bạn sẽ cần phải tính toán ước lượng giá trị của mình so với thị trường hiện thời. Hay nói một cách đơn giản nhất, đó là nếu ở vị trí là một khách hàng trên thị trường, thì người đó sẽ cần phải trả bao nhiêu tiền để mua thương hiệu đó.
Tài sản thương hiệu
Khái niệm tài sản thương hiệu là bao gồm các tài sản, công nợ của doanh nghiệp hiện có và sẽ phải trả dưới dạng liên kết thương hiệu, tăng giảm giá trị sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu qua sự trung thành của khách cũng như tiềm năng phát triển do thương hiệu mở rộng và phát triển. Hay nói cách khác Tài sản thương hiệu chính là giá trị thặng dư mà thương hiệu đó đem lại.
Tái sản thương hiệu còn là một chiến lược kinh doanh của các thương hiệu. Chúng giúp doanh nghiệp thay đổi về nhận diện thương hiệu của người dùng, mang ý nghĩa hỗ trợ kinh doanh rất tốt cho doanh nghiệp và có giá trị tồn tại lâu dài.
Như vậy bài viết này đã giúp bạn phân biệt được hai khái niệm giá trị thương hiệu là gì, giá trị cốt lõi là gì, đồng thời phân biệt hai khái niệm giá trị về thương hiệu và tài sản về thương hiệu rồi. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết nhất.
Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
Đăng nhận xét